PHÍA SAU MƯU ĐỒ LẤN, CHIẾM ĐẤT CỦA CÁC LINH MỤC CÔNG GIÁO

Hiện nay, các linh mục đạo Công giáo đang ngày càng chỉ đạo việc lấn, chiếm đất quyết liệt để xây dựng cơ sở vật chất như nhà thờ, nhà phòng, nhà dạy giáo lý, sân bóng… hay mới đây ở giáo xứ Đông Kiều (Nghệ An) là dựng hang đá với “danh nghĩa” phục vụ sinh hoạt tôn giáo cho bà con giáo dân, giáo xứ Kẻ Gai xây dựng nhà thờ trái phép trên đất nông nghiệp.... Các linh mục viện cớ này để lấn chiếm đất đai, xây dựng mà không cần xin phép, không làm thủ tục pháp lý trước khi thực hiện. Và khi chính quyền đến xử lý lại vu cho là “xâm phạm quyền tự do tôn giáo” và gây khó dễ, kích động giáo dân chống đối; kêu gọi các linh mục, các giáo xứ trong giáo hạt, giáo phận hiệp thông, khi cần kéo đến. Giáo dân ở giáo xứ đó dưới sự chỉ đạo của Linh mục quản xứ phải nhất mực tuân theo vì “ý của Linh mục là lời của Chúa”. Giáo dân các nơi khác thì vì “Yêu thương anh em như Chúa đã yêu thương anh em” và vì những vị linh mục quản xứ đã lấp liếm sự thật kích động mà hiệp thông, kéo đến giúp sức (nếu chăng họ có biết sự thật thì cũng khó mà không nghe theo bởi giáo dân bị trói buộc bởi thần quyền giáo lý).
Lấy cớ dựng hang đá phục vụ lễ Noel để lấn, chiếm đất

Sự thật ở đây là gì? Có phải chính quyền “đàn áp tôn giáo”? Hãy bắt đầu từ nguồn gốc của đất đai mà các linh mục muốn lấn chiếm. Có hai loại nguồn gốc đất đai mà hiện nay các linh mục đang lợi dụng để lấn, chiếm:
Một là, đất mà “trước đây” là đất đã có nhà thờ, công trình của đạo Công giáo nhưng qua chiến tranh, lịch sử, quá trình phát triển đất nước, đất được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý và sử dụng. Đạo Công giáo đang dùng lý lẽ “trước đây là đất Chúa thì mãi mãi là đất Chúa nên phải đòi lại”. Vậy thử hỏi, Nhà thờ Lớn ở Hà Nội (nhà thờ chính tòacủa Tổng giáo phận Hà Nội) hiện nay, trước đây là chùa Báo Thiên – Phật giáo thì Phật giáo phải đòi lại hay không? Luật đất đai năm 2013 khẳng định quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là người đại diện và thống nhất quản lý. Việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất là vì mục đích phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, được sự đồng thuận của nhân dân.
Hai là: các loại đất như đất nông nghiệp, đất rừng, đất với mục đích nhà ở của người dân (có thể của giáo dân hoặc không phải giáo dân) được các linh mục, giáo xứ bằng nhiều cách mua lại, chuyển nhượng hoặc để giáo dân hiến tặng, cũng không loại trừ khả năng ép buộc bằng giáo lý, thần quyền. Và tất nhiên, phần lớn những đất đai này không được đăng ký quyền sử dụng đất là vì mục đích tôn giáo, tức là mua bán, chuyển nhượng, hiến tặng trái pháp luật. Thử hỏi mấy ông linh mục quản xứ có trình được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì mục đích tôn giáo đối với đất đai này hay không?
kích động giáo dân lấn chiếm đất, xây dựng công trình trái pháp luật

Động cơ của các linh mục đằng sau đó có phải chỉ là muốn có nhiều đất, nhiều cơ sở vật chất để phục vụ cho bà con giáo dân hay không? Nếu như vậy vì sao các vị linh mục đó không thực hiện các thủ tục pháp lý, báo cáo các cấp chính quyền. Chắc có lẽ đằng sau đó là mưu toan cá nhân. Các linh mục lấn chiếm đất nhằm xây dựng các nhà thờ thật to, nhà phòng thật lớn… Nhưng tiền đâu mà xây dựng? Nếu kêu gọi giáo dân trong giáo xứ thì chắc chắn không đủ khả năng, nhất là với những công trình hàng chục tỷ đồng. Vậy nên các linh mục cố gắng gây ra các vụ việc chống đối chính quyền tạo cái danh nghĩa “đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho công lý hòa bình” nhằm dễ dàng hút tiền của những kẻ, những tổ chức “dân chủnhân quyền”, các tổ chức phản động, số việt kiều của chế độ Việt Nam Cộng hòa bất mãn ở hải ngoại và không ngoại trừ có cả Vatican. Vì càng chống đối quyết liệt thì càng nhận được nhiều tiền, những số tiền khổng lồ đó sẽ chuyển về tay các linh mục này và không ai, kể cả giáo dân biết được bao nhiêu và dùng vì “việc Chúa” bao nhiêu. Ngoài tiền bạc thì các linh mục chiếm càng nhiều đất, càng xây nhiều nhà thờ sẽ được nhiều giáo xứ, giáo dân nơi đó coi trọng, được coi là có công lao với giáo phận, với cả Vatican và “sẽ được Chúa trả công bội hậu”. Có thể nói một việc khác vẹn cả đôi đường cho linh mục.
Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo là những quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận nhưng buộc phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật, không thể làm trái các quy định. Những kẻ lợi dụng để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, tư lợi cho cá nhân sớm muộn gì cũng phải nhận hậu quả thích đáng.
  Nguồn: Sưu tầm
PHÍA SAU MƯU ĐỒ LẤN, CHIẾM ĐẤT CỦA CÁC LINH MỤC CÔNG GIÁO PHÍA SAU MƯU ĐỒ LẤN, CHIẾM ĐẤT CỦA CÁC LINH MỤC CÔNG GIÁO Reviewed by thuần Việt on tháng 12 26, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Trang chủ. Hình ảnh chủ đề của 5ugarless. Được tạo bởi Blogger.