TRÀO LƯU TẨY TRẮNG, XÉT LẠI LỊCH SỬ VÀ CHUYỆN NGỤY BIỆN VNCH VÀ ĐỒNG MINH KHÔNG THUA TẠI VIỆT NAM
Chủ nghĩa xét lại lịch sử là gì? Nói minh họa một cách đơn giản, đó là việc người Ukraine sẵn sàng từ bỏ những ký ức đẹp đẽ và hào hùng nhất về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô - trong đó có người dân Ukraine diễn ra vào Thế chiến thứ 2. Vậy những người Ukraine đã làm gì? Họ yêu cầu phía Nga phải bồi thường vì đã giải phóng Ukraine, họ tạt nước và xúc phạm những người cựu binh già, họ phủ nhận việc lên án chủ nghĩa phát xít tại Liên Hợp Quốc. Có không ít người Ukraine bày tỏ rằng nếu Đức xâm chiếm Ukraine, thì tương lai họ có thể sẽ giàu có và sung túc hơn.
Tháng 5/2020, một số quan chức ngoại giao Ba Lan lớn tiếng kêu gọi Nga ngưng tổ chức ngày duyệt binh Chiến thắng phát xít Đức và họ vu cáo Nga là quốc gia gây ra chiến tranh bằng việc xâm chiếm rìa phía Đông của Ba Lan. Họ kết luận rằng Nga cần phải thừa nhận là quốc gia gây chiến thay vì là một quốc gia chiến thắng.
Điều này, khiến phía Đức nóng mặt. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong một bài viết vào tháng 5/2020, đã lên án mạnh mẽ việc tôn vinh chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa xét lại. Bản thân bài viết của Ngoại trưởng Đức cũng kết luận rằng chính Đức là quốc gia gây chiến tranh bằng cách xâm chiếm Ba Lan - chứ không phải Nga, và cũng là quốc gia phải chịu trách nhiệm về diệt chủng người Do Thái.
Chủ nghĩa xét lại là một hành động nguy hiểm, biến những kẻ tấn công hay gây chiến thành những nạn nhân. Và khiến những nạn nhân thành những kẻ nguy hiểm, khát máu.
Chủ nghĩa xét lại tại Việt Nam là gì? Đó là việc nhân danh nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử, rồi lớn tiếng phủ nhận lịch sử, truyền bá thông tin sai lệch về lịch sử. Một số ví dụ đơn giản, như là những luận điểm kiểu như Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ và đồng minh không thua tại Việt Nam. Rồi phía này chỉ nhắm vào việc bảo vệ tự do, dân chủ, độc lập, còn phía Bắc Việt là những người gây ra tội ác chiến tranh.
“Bắc Việt điều động đặc công đánh các sân bay Thái Lan có phải là một hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ hay không? Việt Cộng không công bằng khi chỉ biết đánh lén” - Đó là câu hỏi nhận được rất nhiều luồng tranh luận trong một diễn đàn nghiên cứu lịch sử, mà người hỏi tự nhận là hỏi ngu, về các sự kiện đặc công Việt Nam tiến đánh các căn cứ quân sự, sân bay Utapao, Udon, Ubon… trên đất Thái Lan trong những năm từ 1968 đến 1972.
Vậy, các căn cứ quân sự, sân bay đó dùng để làm gì? Đều dùng để các lượt máy bay của Mỹ đánh phá Việt Nam. Vậy hành động của phía Thái Lan lúc ấy có được coi là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam hay không? Máy bay Mỹ bay từ các địa điểm đó để làm gì, nghiên cứu hải dương học hay bay chơi chơi? Thưa rằng là không. Những chuyến bay đó tiến thẳng đến miền Bắc Việt Nam, trút bom đạn xuống, bao nhiêu người dân thường thiệt mạng. Các ông ném bom đạn vào người khác thì được, còn khi người khác đột kích phá máy bay của các ông nhằm ngăn chặn hành động đó, thì các ông kêu ca là đánh lén, mất công bằng, xâm phạm chủ quyền trái phép. Khôn như thế, thì ai chơi được?
Tháng 8/2018, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng liên quan Pháp - Tây Ban Nha chỉ đánh Việt Nam nhằm mượn đường tiến đánh Trung Quốc. Nhiều luồng suy nghĩ theo đó mà được suy luận ra, rằng chính những sĩ phu yêu nước và người dân đã quá “nhạy cảm” khi đứng lên chống lại phía liên quân. Nếu đàm phán kỹ càng thì Việt Nam hoàn toàn có thể tránh khỏi việc trở thành thuộc địa như cách mà Thái Lan đã chọn đứng giữa Pháp và Anh. Tức là bây giờ, những người chống Pháp trở thành những kẻ phàm phu tục tử, suy nghĩ thấp hèn, không biết tính chuyện đại sự.
Luận điểm này, khiến bao công lao, bao nhiêu tính mạng người Việt đã mất trong thời kỳ chống Pháp xâm lược Việt Nam giai đoạn đầu, trở thành những cái chết vô ích, thái quá. Việt Nam không phải là “vùng đệm” mà Pháp thích mượn thì mượn, người Việt hi sinh tại Đà Nẵng Gia Định, Huế, Hà Nội là để chống Pháp, càng không phải vì bảo vệ Thiên Triều.
Tờ VOA và BBC cùng cho rằng, phía Việt Cộng đánh lén, đánh du kích và không dám đối đầu với quân VNCH và đồng minh, những nhà báo của tờ này cho rằng chiến thắng của Việt Cộng là không oai hùng vì “những võ sĩ chỉ chiến thắng qua cuộc đấu tay đôi công bằng tại võ đài chứ không tại hầm mỏ với đủ loại bẫy”. Nhưng, xét công bằng, thì trang bị của Việt Cộng có ngang với phía VNCH đồng minh không?
Một luồng ý kiến khác, cho rằng phía Việt Cộng đã chiến đấu không công bằng khi dùng nhân dân miền Nam làm lá chắn, Việt Cộng trà trộn vào dân, huy động nhân dân tham gia vào chiến tranh. Còn phía VNCH và đồng minh thì chỉ muốn bảo vệ nhân dân, bảo vệ tự do dân chủ. Vậy thì Mỹ Lai, Ấp Bắc, Bình Hòa, Phong Nhất Phong Nhị… từ đâu mà có? Bên cạnh đó, đây là cuộc chiến giữa nhân dân Việt Nam với những thế lực ngăn cản việc thống nhất Tổ Quốc, thì bất cứ thành phần nào cũng được tham gia. Chiến đấu vì Tổ Quốc không phải là việc của một nhóm người. Tổ Quốc là của chung, tất cả người dân Việt Nam phải góp vào đó, mỗi người dân là một binh lính. Như trong lịch sử, những lần kháng chiến chống Tống, Mông - Nguyên,... thì ngoài lực lượng quân đội, còn có lực lượng dân quân, nghĩa binh, người dân tộc thiểu số tham gia.
Vừa tròn một năm, báo BBC ra xã luận nhận định rằng chiến dịch Linebacker II - mà chúng ta hay quen gọi là Điện Biên Phủ trên không, là phía Mỹ đã dành chiến thắng vì đã hủy diệt miền Bắc, khiến nhân dân miền Bắc sợ hãi và bắt ép Việt Cộng phải ngồi vào bàn đàm phán. Và người Mỹ không thua vì người Mỹ nhân từ, không muốn dùng bom nguyên tử. Vậy thì quốc gia nào đã tung hô B52 là pháo đài bay không thể bị bắn rơi, rồi đùng cái bị bắn rơi mấy chục chiếc? Quốc gia tuyên bố ra vào không phận Hà Nội, Hải Phòng như chỗ không người rồi bị tên lửa Bắc Việt bắn rụng như thị? Rồi quốc gia nào chủ động tuyên bố chấm dứt vì phi công, binh lính “chủ động” khiến may bay bị “hỏng kỹ thuật? Rồi ngày 22/12, quốc gia nào gửi điện mong muốn tái họp? Rồi Kissinger là người nước nào, mà chỉ dám thanh minh, xin lỗi trước Lê Đức Thọ rồi dàn xếp kí kết hiệp định trong vòng 14 ngày mà không dám yêu cầu gì thêm?
Mà thắng thì đã thắng rồi, thua thì cũng đã thua rồi, mà giờ ngồi viết bài không phục, thì vừa là vụng chèo khéo chống, vừa không dám thừa nhận, đó không phải là việc mà người quân tử thường làm. Quân tử là gì? Như người Đức ấy, thẳng thắng thừa nhận tội lỗi, không né tránh. Chứ không phải là làm những việc tiểu nhân, chẳng hạn như xét lại và đáp phân vào lịch sử.
Nghiên cứu lịch sử là đúng, nhưng nhân danh nghiên cứu lịch sử để truyền bá tư tưởng sai lệch, làm hỏng đi sự kiện lịch sử là sai. Thế hệ sau phải học hỏi quá khứ, để sống cho hiện tại và bảo vệ tương lai, chứ không phải là phán xét, tỏ thái độ, hằn học.
Một ngày nào đó, liệu ở Việt Nam có xảy ra câu chuyện tương tự như ở Ukraine, những thanh thiếu niên trẻ ném đá, chửi bới, nhục mạ những người cựu binh đã chiến đấu vì Tổ Quốc hay không?
"Bổn phận thiêng liêng của các thế hệ hiện tại là lưu giữ mãi mãi ký ức về những người - đã trải qua vô số sự hy sinh, thiếu thốn, để bảo vệ tự do của quê hương, chú ý và quan tâm đến các cựu chiến binh yêu quý của chúng ta" - Vladimir Putin.
TRÀO LƯU TẨY TRẮNG, XÉT LẠI LỊCH SỬ VÀ CHUYỆN NGỤY BIỆN VNCH VÀ ĐỒNG MINH KHÔNG THUA TẠI VIỆT NAM
Reviewed by thuần Việt
on
tháng 8 05, 2020
Rating:
Không có nhận xét nào: