PHỦ NHẬN CHIẾN THẮNG 30/4 LÀ LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA NHỮNG KẺ THUA CUỘC, THẤP KÉM
Hằng năm, cứ vào dịp kỷ niệm Chiến thắng 30/4, các thế lực thù địch lại lặp đi, lặp lại các luận điệu cũ mèm: rằng đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm, là cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không phát động chiến tranh sẽ tránh được cảnh nồi da nấu thịt…Những luận điệu này được che đậy bằng những ngôn từ mới như: không nên tổ chức kỷ niệm ngày Chiến thắng 30/4, phải định danh là “tháng tư đen tối”, phải thành thực hòa giải dân tộc, phải tri ân cả binh lính của chính quyền ngụy Sài Gòn…
Thông thường, trong
các cuộc đua tranh, người thua cuộc văn minh luôn công nhận chiến thắng của đối
phương, thừa nhận sai lầm để tiếp tục hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, với những
kẻ hèn hạ, đố kỵ và hận thù sẽ không bao giờ thừa nhận thất bại, sẽ tìm mọi
cách để bao biện cho thất bại của mình và hạ thấp chiến thắng của đối phương.
Những luận điệu trên
đây cũng tương tự như vậy, chúng chứa đầy sự đố kỵ, định kiến và hận thù thì
làm sao có thể khách quan, công bằng và đúng đắn. Có thể chỉ ra các sai lầm của
những luận điểm đó như sau:
Một là, lịch sử không
bao giờ có chữ “nếu”. Bởi lịch sử là cái đã xảy ra rồi và nó đương nhiên phải
xảy ra như vậy. Nếu có thể lật ngược lại tiến trình lịch sử thì thế giới này
thì rất có thể sẽ không có chiến tranh thế giới thứ lần thứ nhất, lần thứ hai,
sẽ không có hai quả bom nguyên tử ném xuống đất nước Nhật Bản làm chết hàng vạn
người vô tội…Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không lãnh đạo tiến hành cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc thì chúng ta hoàn toàn có thể suy
luận có thể Việt Nam bây giờ vẫn đang là thuộc địa kiểu mới của Mỹ, có thể đang
bị chia cắt làm hai miền như đất nước Triều Tiên…
Hai là, nói nôm na,
chiến tranh ủy nhiệm là cuộc chiến tranh được tiến hành dưới sự sai khiến của
người khác, vì lợi ích của người khác. Thử hỏi, nếu đi đánh thuê cho người khác
thì người ta có thể dũng cảm, hy sinh, sáng tạo và có thể kiên trì chiến đấu
mấy chục năm hay không? Chắc chắn là không. Một cuộc chiến tranh từ chỉ huy đến
binh lính đều đi đánh thuê cho kẻ khác thì khó có thể giành chiến thắng. Trong
cuộc chiến tranh ở Việt Nam, ai chịu sự ủy nhiệm của ai và cuối cùng chịu thất
bại thảm hại thì đã rõ. Xin đừng nhầm lẫn sự ủy nhiệm là sai khiến, chỉ đạo với
sự giúp đỡ trong sáng, chân tình. Chúng ta không quên sự giúp đỡ của các nước
xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế nhưng cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
của chúng ta là trí tuệ, công sức, xương máu của người Việt Nam chứ không phải
của ai khác.
Ba là, cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước có phải là cuộc nội chiến “nồi da nấu thịt”, “huynh đệ
tương tàn”? Chiến tranh không bao giờ là điều tốt nhưng sự thật lịch sử cho
thấy nội chiến không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Hầu hết các nước
trên thế giới ngày nay đều trải qua nhiều cuộc nội chiến mới trở thành một quốc
gia thống nhất. Nước Mỹ cũng phải trải qua nội chiến (1861-1865) mới thống
nhất. Còn Trung Quốc cứ chiểu theo Đông chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa thì
khỏi phải bàn. Việt Nam cũng từng xảy ra nhiều cuộc nội chiến như loạn 12 sứ
quân, Trịnh – Nguyễn phân tranh, chiến tranh Nam – Bắc triều…mới có một đất
nước hình chữ S như hiện nay. Nội chiến theo cách hiểu thông thường là một cuộc
chiến tranh do những người trong một nước tiến hành. Vậy cuộc chiến tranh chống
Mỹ cứu nước có thật sự là một cuộc nội chiến khi ở miền Nam bên cạnh chính
quyền và quân đội ngụy Sài Gòn còn cố vấn Mỹ, binh lính Mỹ và chư hầu, súng đạn
của Mỹ, tiền bạc của Mỹ…Phải chăng sự ủy nhiệm chính là ở đây, nói cách khác,
chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam chính là tay sai cho đế quốc Mỹ mà
thôi.
Thứ tư, những luận
điệu nêu trên xuất phát từ cách nhìn chủ quan, phản khoa học. Trước hết tác giả
của những quan điểm đó không phải là nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử chân
chính. Họ là những kẻ thất bại, yếm thế, mang đầy thù hận. Trong tâm họ không
bao giờ thừa nhận thất bại, sai lầm cho nên kiểu gì cũng suy luận theo hướng
tiêu cực để bảo vệ chủ kiến của mình.
Muốn đánh giá đúng một sự việc, con người nào đó bao giờ cũng
phải có quan điểm cụ thể và lịch sử, tức phải xem xét sự việc, con người đó
trong không gian, thời gian cụ thể. Bởi vì, trên thế giới này không có sự kiện
nào giống như kiện nào, dân tộc nào giống dân tộc nào. Dân tộc Việt Nam vốn có
lòng yêu nước và ý chí quật cường, có truyền thống đánh giặc ngoại xâm theo
tinh thần “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Nếu không phải là Đảng Cộng sản Việt
Nam, thì một đảng khác, theo hệ tư tưởng khác cũng vẫn phải giương cao ngọn cờ
chiến đấu đánh kẻ thù ngoại bang thì mới có thể đóng vai trò lãnh đạo dân tộc.
Hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc đó, chúng ta đã thực lòng muốn tổng tuyển cử hai
miền để thống nhất Tổ quốc, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, địch càng lấn tới,
tình thế buộc dân tộc ta phải đứng dậy, cầm vũ khí tiến hành cuộc chiến tranh
cứu nước vĩ đại.
Tóm lại, “dù ai nói
ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Chiến thắng 30 /4 luôn
luôn là niềm kiêu hãnh, tự hào vô bờ bến của Đảng ta, của dân tộc ta cũng giống
như ông cha ta đã từng tự hào với chiến thắng khải hoàn trong hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước. Tất nhiên, chiến thắng nào cũng có giá của nó, nhưng
không vì sự hy sinh, mất mát mà phủ nhận giá trị to lớn, ý nghĩa thiêng liêng
của ngày Chiến thắng 30/4 lịch sử.
Không có nhận xét nào: