ỨNG CỬ VIÊN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LƯƠNG THẾ HUY VÀ "VIỆN NGHIÊN CỨU XÃ HỘI, KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỞNG" (iSEE)
Ứng viên ĐBQH khóa 15 Lương Thế Huy được tờ VnExpress quảng bá trong bài “Người đấu tranh vì cộng đồng LGBT ứng cử Quốc hội” là “Viện trưởng Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường” (iSEE) và là 1 trong 9 người tự ứng cử vượt qua ba vòng hiệp thương. Lương Thế Huy từng đảm nhận vai trò Giám đốc chương trình quyền LGBT, đại diện Việt Nam phát biểu tại Phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra tại Thuỵ Sĩ.
Phải nói thế này, Lương Thế Huy tham gia ứng cử ĐBQH là hợp pháp cho dù anh ta là người đồng tính và đã từng xây dựng, truyền bá nhiều clip tình dục đồng tính bị cộng đồng mạng phê phán, phản ứng kịch liệt vì cho rằng vi phạm thuần phong mỹ tục, không phù hợp với văn hóa người Việt Nam.
Nói về việc Lương Thế Huy tham gia ứng cử ĐBQH, đã có nhiều ý kiến khác nhau, ủng hộ cũng có mà phản đối cũng có. Tôi đặc biệt quan tâm đến ý kiến của Hoàng Phan đăng trên Twitter: “Seeding Color Revolution via LGBT+: self nominated, “independent” candidate running for the National Assembly & Hanoi People’s Council being covered by the “state media”. (But neolibs have you believe Vietnam is “authoritarian” & lacking democracy).”, dịch ra tiếng Việt là “Gieo hạt cuộc cách mạng màu thông qua LGBT +: tự ứng cử, ứng cử viên “độc lập” tranh cử vào Quốc hội & Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được đưa tin trên “phương tiện truyền thông nhà nước”. (Nhưng các bạn có tin rằng Việt Nam “độc tài” và thiếu dân chủ). ”
Cùng chủ đề này, một Twitter đăng: “Weaponzing LGBT Rights in the case of Luong The Huy. Case study of Western imperalists seeding color revolution in VN”, tạm dịch là “Vũ khí hóa Quyền của cộng đồng LGBT trong trường hợp Lương Thế Huy. Nghiên cứu trường hợp chủ nghĩa đế quốc phương Tây gieo mầm cách mạng màu ở Việt Nam“.
Bài của cả 2 tác giả đều đề cập đến việc Lương Thế Huy tham gia ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp có thể là một chiêu trò mới là “Gieo mầm cho cách mạng màu ở Việt Nam” bằng cách sử dụng ưu thế của cộng đồng LGBT.
Cả 2 bài viết cũng đều nói về Viện iSEE là tổ chức KH&CN có vốn của nước ngoài do cá nhân thành lập, đã được Bộ KH&CN cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số A-650 lần đầu ngày 17/7/2007 do ông Lê Quang Bình và ông Timothy Edward (Úc) sáng lập. Các thành viên của iSEE chủ yếu là các chuyên gia về xã hội dân sự (XHDS) trong đó có cả bà Phạm Chi Lan là thành viên Hội đồng viện. Viện này nhận tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài như Asia Society, Usaid, Asia Foundation, Oxfam, Care, World Vision, Plan International, childfund… để thực hiện mục đích thay đổi các thể chế chính trị khắp nơi trên thế giới thông qua các chương trình, dự án có những cái tên rất mĩ miều và nhân văn.
Dài dòng như thế để thấy 2 bài của 2 tác giả nói trên có những nhận định không phải là không có cơ sở và nó khiến chúng ta phải xem xét lại động cơ ứng cử của Lương Thế Huy và cũng xem lại cái gọi là Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) mà anh ta đang làm Viện trưởng.
Khi lọt qua vòng hiệp thương, Lương Thế Huy đã đột nhiên xóa sạch mọi thông tin, bài viết của anh ta tại các trang Facebook, Twitter và các kênh Youtube, khiến cho các cử tri muốn nghiên cứu về anh ta để đưa ra quyết định ủng hộ hay không ủng hộ cũng không có thông tin nào. Đây là động thái bất thường. Cử tri đặt vấn đề, nếu đàng hoàng, thì tại sao phải xóa sạch các thông tin cá nhân và các bài viết trước đó?
Việc che dấu thông tin của ứng viên ĐBQH là một biểu bất minh và không xứng đáng được bầu. Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) mà anh ta làm Viện trưởng để biết anh ta có quan điểm chính trị như thế nào.
Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) mà Lương Thế Huy làm viện trưởng là một tổ chức KH&CN tư nhân, được thành lập vào năm 2007 bởi ông Lê Quang Bình và ông Timothy Edward người Úc và đã được Bộ KH&VN cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, kể từ khi hoạt động, Viện này đã có nhiều sai phạm, tổ chức nhiều hoạt động ngoài lĩnh vực được cấp phép, in ấn phát hành một số cuôn sách có nội dung xấu…. Xin chỉ ra vài sai phạm trong thời gian gần đây.
Chỉ trong vòng 2 năm, 2016 và 2017, iSEE đã tổ chức bất hợp pháp 2 cuộc hội thảo quốc tế. Cả 2 cuộc hội thảo này đều có nội dung về Xã hội dân sự ở Việt Nam và nằm ngoài mục đích hoạt động đã đăng ký. Bản thân iSEE khi làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ KH&CN cũng không đưa ra được văn bản nào cho phép iSEE tổ chức hội thảo quốc tế này.
Theo biên bản của đoàn kiểm tra, các thông tin về nội dung chuyên môn của 2 Hội thảo, thành phần tham gia và nội dung hợp đồng của ISEE ký với các đối tác, có thể khẳng định đây là Hội thảo quốc tế, có nội dung liên quan đến các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực triết học, pháp luật, khoa học chính trị, nhân quyền… Đây là các lĩnh vực mà ISEE không nằm trong danh sách các lĩnh vực đăng ký hoạt động đã được Bộ KH&CN cấp.
Như vậy, iSEE tổ chức 2 Hội thảo có một số nội dung liên quan đến nhân quyền, thực hiện dịch vụ tổ chức hội thảo ngoài lĩnh vực hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN do Bộ cấp, đồng thời trong Điều lệ của iSEE không bao gồm “tổ chức dịch vụ hội thảo”.
Cũng trong năm 2017, iSEE đã nhận tài trợ của NGO nước ngoài khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đó là dự án “Xây dựng năng lực và tăng cường quyền cho cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)” do tổ chức COC Hà Lan tài trợ và dự án “Nghiên cứu phân biệt đối xử đối với các nhóm thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thương tại nơi làm việc” do Tổ chức Lao động Quốc tế” tài trợ, và dự án “Thúc đẩy giáo dục về quyền con người tại Việt Nam 2016-2017” do Chương trình hợp tác kỹ thuật Viêt- Úc về quyền con người, Bộ Ngoại giao – Thương mại Úc và UB Nhân quyền Úc tài trợ. Khi Bộ KH&VN từ chối thì iSEE đã lách luật bằng cách tự ý thay đổi hình thức tổ chức bằng việc tổ chức Lễ Hội hóa trang trong khuôn viên ĐSQ Úc.
Ngoài ra, còn nhiều dự án khác, iSEE đã nhận tài trợ năm 2017 nhưng cho đến nay vẫn không thực hiện.
Với các hành vi trên, iSEE đã vi phạm Điểm b, Khoản 1 Điều 3 của Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam (không xin phép Thủ tướng Chính phủ theo thẩm quyền đối với các hội thảo quốc tế có nôi dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nựớc).
Hành vi này của iSEE cũng vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 8 Nghị định số 93/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị dinh số 64/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động KH&CN, chuyển giao công nghệ (tiến hành hoạt động KH&CN không đúng lĩnh vực ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN).
Biên bản cũng khẳng định, iSEE chưa thực hiện dùng các quy định của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. ISEE đã tự ý tiếp nhận, sử dụng nguồn viện trợ của các NGO nước ngoài khi Hò sơ dự án chứ được Bộ KH&CN phê duyệt, thậm chí có cả các dự án mà Bộ KH&CN từ chối phê duyệt. ISEE cũng đã nhận kinh phí tài trợ mặc dù báo cáo chưa triển khai nội dung nào hoặc chuyển sang thực hiện các hoạt động khác. Hành vi này vi phạm quy định của khoản 1 điều 17 Nghị định 93 về nguyên tắc cụ thể trong việc thực hiện các khoản viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Theo đó, các khoản viện trợ này chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được cơ quan chủ quản thông báo chính thức bằng văn bản cho bên tài trợ.
Không có nhận xét nào: