ĐỪNG VỘI QUY CHỤP, ĐÁNH GIÁ THIẾU THIỆN CHÍ VỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Những ngày qua, các trang truyền thông chống phá đất nước đua nhau quảng bá về phiên điều trần của Tiểu ban Sức khỏe toàn cầu, Nhân quyền toàn cầu và Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ với chủ đề: “Tình trạng tồi tệ về tự do tôn giáo trên thế giới” dưới.
Thành phần tham gia vẫn là một số tên gọi quen thuộc, luôn có cái nhìn ác cảm, thiếu thiện chí về Việt Nam như Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF); đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề tự do tôn giáo, quyền chủ tọa của Dân Biểu Christopher Smith – người nhiều lần đệ trình dự luật chống Việt Nam về nhân quyền và nhất là đại diện các tổ chức phản động cực đoan ở hải ngoại như tổ chức Cứu trợ người vượt biển (BPSOS) do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu. Dễ hiểu, với thành phần đó, họ biến phiên điều trần thành buổi “đấu tố”, phán xét, bôi lem về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “đàn áp và bỏ tù” hàng loạt người dân tộc thiểu số hoạt động tôn giáo…
Trước những phát biểu hồ đồ, vô căn cứ, bóp méo, xuyên tạc một cách trắng trợn của USCIRF, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, BPSOS về tự do tôn giáo ở Việt Nam, ông Quốc An nêu ra ý kiến phản bác trên diễn đàn blog.
Thứ nhất, ông cho rằng, Việt Nam đã nhiều lần công bố trước thế giới quan điểm, chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành động vi phạm tự do tín ngưỡng; đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”. Điều này thể hiện nhất quán trong Hiến pháp và các văn bản luật của Việt Nam, văn kiện của các Đại hội Đảng. Lập trường này của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế về các quyền chính trị, dân sự nói chung và tự do tôn giáo nói riêng.
Thứ hai, thực tế ở Việt Nam, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị ngăn cấm. Mọi người dân Việt Nam hoàn toàn tự nguyện, tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, không bị ép buộc, cấm đoán. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo. Ở Việt Nam ngày càng có thêm nhiều tổ chức tôn giáo được công nhận và hoạt động. Số lượng các tín đồ tôn giáo tăng nhanh. Các cơ sở thờ tự liên tục được xây dựng, mở mang, tạo điều kiện cho sinh hoạt tôn giáo. Hoạt động in ấn, phát hành kinh sách được xuất bản tự do theo nhu cầu của các tôn giáo. Công tác giáo dục, đào tạo về tôn giáo được thúc đẩy. Các hoạt động đối ngoại về tôn giáo ngày càng được đẩy mạnh… Có thể nói, đời sống tôn giáo ở Việt Nam chưa bao giờ phong phú, sôi động như hiện nay. Các tổ chức nhân quyền và tôn giáo quốc tế đã nhiều lần đến thăm, làm việc, khảo sát thực tế và thừa nhận việc đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ.
Thứ ba, việc tại điều trần có nhắc đến những trường hợp mà họ cho là đang bị “đàn áp và bỏ tù” vì thực thi quyền tự do tín ngưỡng”. Cần nói ngay rằng, đó là những trường hợp đã có các hành vi lợi dụng, đội lốt tôn giáo để chống phá Nhà nước Việt Nam, xúi giục nhân dân gây rối trật tự an ninh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một số phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng lòng tin của nhân dân để làm băng hoại đạo đức xã hội, thực hiện các động cơ chính trị đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, bị các thế lực thù địch bên ngoài xúi giục, kích động chống phá Nhà nước Việt Nam. Những hành vi đó đã vi phạm pháp luật Việt Nam và đương nhiên phải bị xử lý theo pháp luật. Đó là việc làm hoàn toàn chính đáng, hợp pháp nhằm bảo vệ an ninh trật tự, giữ nghiêm kỷ cương phép nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, trong đó có giáo dân.
Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không cho phép bất kỳ tôn giáo nào được đứng ngoài luật pháp, đứng ngoài dân tộc, đứng trên lợi ích quốc gia. Một yêu cầu khách quan đặt ra trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam là dù nội sinh hay ngoại sinh, các tôn giáo muốn phát triển đều phải hòa đồng với dòng chảy văn hóa của dân tộc và phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Khi xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, một trong những yêu cầu cơ bản mà Nhà nước Việt Nam đặt ra là trong sáng vô tư, không có sự phân biệt hay đối xử thiên vị giữa các tôn giáo. Mục tiêu trong thực hiện chính sách tôn giáo của Việt Nam là đoàn kết dân tộc, phát huy lòng yêu nước, trách nhiệm của đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Việc thúc đẩy, nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Vatican mới đây và những đánh giá tích cực của Giáo hoàng về tự do tôn giáo ở Việt Nam là thực tế không thể phủ nhận.
Thật đáng tiếc khi quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng thắt chặt, thúc đẩy, thì vẫn có những bộ phận, thành phần, thế lực công khai hậu thuẫn, tiếp thu thông tin một chiều từ các tổ chức thù địch, chống phá Việt Nam ở Mỹ, dùng những thông tin xuyên tạc, bịa đặt đó để phán xét hồ đồ về tự do tôn giáo của Việt Nam, hòng làm xấu đi nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương, có lợi cho nhân dân hai nước.
Nguồn: Võ Khánh Linh Blog
Không có nhận xét nào: