SỬ SÁCH TRUNG QUỐC ĐÃ KHIẾP SỢ NHƯ THẾ NÀO KHI NHẮC VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ NƯỚC VIỆT
Dẫu là phận nữ nhi nhưng khi phất cao cờ nghĩa chống lại sự đô hộ hà khắc của các chế độ phong kiến phương bắc thì họ luôn được các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng, những cuộc khởi nghĩa của các vị tuy nhanh chóng bị dập tắt nhưng đã khiến cho những kẻ cai trị phương bắc phải kinh hồn bạt vía và nó cũng chính là tiền đề cho những cuộc khởi nghĩa tiếp theo của dân tộc ta trong suốt ngàn năm bắc thuộc.
1. Tô Định kinh hồn bạt vía phải cắt tóc, cạo râu trốn về phương bắc.
Sách hậu hán thư có chép về cuộc khởi nghĩa của nhị vị Trưng Vương như sau: “Năm Kiến Vũ thứ 16, thời Hán Quang Vũ Đế, hai người phụ nữ Giao Chỉ là chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị tạo phản, tấn công quận phủ. Trưng Trắc là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Bà ta được gả làm vợ cho người xứ Chu Diên tên Thi Sách, là kẻ hùng dũng. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định dùng luật pháp để kiềm chế bà ta. Trưng Trắc phẫn nộ, bèn tạo phản. Những tộc trưởng xứ Man ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố hưởng ứng, bà ta đã chiếm được 65 thành trì và tự xưng là Nữ vương. Thứ sử và Thái thú quận Giao Chỉ chỉ còn biết cố thủ. Hán Quang Vũ Đế vì vậy đã ra lệnh cho quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Chỉ chuẩn bị xe, thuyền bè, sửa cầu, mở thông lối đi qua khe núi, trữ lương thảo. Đến năm thứ 18 Quang Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện , Trung lang tướng Lưu Long và Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí dẫn quân Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô hơn vạn người đi thảo phạt. Vào mùa hè tháng 4 năm 43, Mã Viện phá Giao Chỉ, trảm Trưng Trắc và Trưng Nhị, những kẻ đồng đảng đầu hàng hoặc giải tán. Tiến đánh bọn Đô Dương ở Cửu Chân, phá tan và bắt hàng phục. Bắt hơn 300 kẻ cầm đầu dời đi Linh Lăng, vùng Lĩnh Biểu coi như bình định”.
2. Ngô chủ Tôn Quyền phải mất ăn mất ngủ về cuộc bạo loạn ở phương nam.
Sách Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ phần viết về Bà Triệu chỉ được ghi lại nội dung vắn tắt lẫn vào trong bối cảnh xã hội chung của Giao Châu như sau: “Xưa ở quận Cửu Chân, có người con gái gọi là Triệu Ẩu, vú dài 5 thước không lấy chồng, thường tụ họp bè đảng ở trong núi, đánh cướp quận huyện. Triệu Ẩu thường mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà cưỡi voi mà chiến đấu, dùng hơn 10 kẻ thiếu nam mà hầu cận. Sau Thứ sử Lục Doãn (Lục Dận) bình được”.
Cách ghi chép có phần ngắn gọn đến mức thái quá về những “nữ lưu hào kiệt” nước ta phần nào có thể thấy được sự e dè của những kẻ cai trị phương bắc về vùng đất mà chúng xem là địa linh nhân kiệt, long mạch chảy dài phá mãi không hết này. Chỉ là phận nữ nhi mà đã có thể “khuấy nước đục trời” làm lung lay đến tận gốc rễ của những kẻ cai trị, qua đó có thể thấy được cái hinh thái của nước Việt ta từ ngàn đời qua bất khuất - anh hùng.
SỬ SÁCH TRUNG QUỐC ĐÃ KHIẾP SỢ NHƯ THẾ NÀO KHI NHẮC VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ NƯỚC VIỆT
Reviewed by thuần Việt
on
tháng 1 07, 2023
Rating:
Không có nhận xét nào: