ĐẶC KHU KINH TẾ VÀ SỰ NGÂY THƠ CỦA MỘT BỘ PHẬN CƯ DÂN MẠNG

Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế mấy ngày hôm nay đã trở thành một đề tài nóng bỏng trên nghị trường, mạng xã hội và cả … quán trà đá thuốc lào đầu ngõ. Không phải ngẫu nhiên, đề tài này lại được dân chúng quan tâm đến vậy, nhưng ngạc nhiên ở chỗ, người ta không quan tâm đến khái niệm “đặc khu” là gì? Tác dụng và cả nguy cơ của nó? Cũng như những tác động của mô hình này đối với kinh tế đất nước, mà câu chuyện lại được rẽ sang một hướng khác: TRUNG QUỐC.
Vậy đầu tiên nên hiểu: Đặc khu kinh tế là gì. Đặc khu kinh tế, hay còn gọi là Khu kinh tế tự do là tên gọi chung cho các khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt. Các biện pháp khuyến khích đặc biệt được hiểu là những ưu đãi trong chính sách thuế, vốn, môi trường cạnh tranh, thông thoáng trong quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, cư trú và vị trí địa lý thuận lợi.


Quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 20 năm mở cửa

Có phải mỗi Việt Nam mới có “đặc khu kinh tế”? câu trả lời là không, trên thế giới có nhiều quốc gia có các đặc khu kinh tế, nổi tiếng nhất có lẽ là Hong Kong (TQ cho Anh “thuê” 100 năm, đã trở về với TQ năm 1999), Ma Cao (Trung Quốc cho Bồ Đào Nha “thuê” 100 năm, đã trở về với TQ năm 1997), Thẩm Quyến (TQ). Ngoài ra, Ấn Độ có 10 đặc khu, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 10 đặc khu, Anh, Nga, Malaysia, Chi lê, thậm chí vả Bắc Triều Tiên (CHDCND Triểu Tiên) cũng có “Đặc khu kinh tế của riêng minh.
Tại các nước, lợi ích của các “đặc khu kinh tế” đem lại không hề nhỏ, Trung Quốc nhờ một đặc khu kinh tế Thẩm Quyến đã vươn lên trong vòng hơn 30 năm, biến nơi đây từ một làng chài nhỏ bé trở thành khu kinh tế lớn bậc nhất Trung Quốc. Malaysia cũng đang vận hành chuỗi đặc khu suốt 10 năm nay. Và quốc gia lân cận Indonesia sau khi ban hành Luật đặc khu vào năm 2009, đến nay đã thành lập 10 đặc khu ven biển rất thành công. Năm 2014, Myanmar thông qua Luật đặc khu và nay đang tiếp tục kiến tạo các khu kinh tế mới mở. Thậm chí, ngay quần đảo Cayman, lãnh thổ hải ngoại của Anh và nổi tiếng là một "thiên đường thuế suất", cũng mở một đặc khu kinh tế.Không dừng lại ở việc thử nghiệm một hình mẫu phát triển đã chứng minh sự thành công suốt nhiều thập niên qua, các quốc gia như Đức, Mỹ còn đi xa hơn nữa để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 15 – 20 năm tới). Hàn Quốc và Thái Lan đang thử nghiệm các khu công nghiệp - sinh thái…
Như vậy, những công thức cải tiến cho đặc khu kinh tế vẫn xuất hiện mỗi ngày, như xu thế tất yếu của cải cách, phát triển.
Và đặc khu kinh tế, cũng không phải là sản phẩm của “Cộng sản Việt Nam” (như một số thằng óc bò đưa tin nhảm nhí)
Tuy nhiên, đặc khu kinh tế cũng có nhiều mặt trái của nó, biểu hiện ở tình trạng sốt đất tại một số đặc khu kinh tế (dự kiến) trong thời gian gần đây, hơn nữa, dễ dẫn tới sự cạnh tranh không công bằng giữa các khu vực kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước,….
Thế nhưng, thay vì đưa ra các giải pháp mang tính xây dựng, góp ý, đề ra những việc khắc phục nhược điểm, yếu kém của Dự thảo luật Đặc khu kinh tế, nhiều thành phần trên mạng lại cố tình lèo lái dư luận, hướng tới cái gọi là “99 năm cho thuê đất, cộng sản bán nước cho TQ”, vân vân và vân vân
Trước hết, là chúng đánh vào tâm lý SỢ TRUNG QUỐC của dân ta, sống cạnh một thằng hàng xóm khổng lồ suốt mấy nghìn năm, lúc nào cũng lo nơm nớp bị chúng nó nuốt chửng, đánh nhau với ngoại bang 10 lần thì 8 lần là đánh nhau với Trung Quốc. Nhưng SỢ TRUNG QUỐC khác với tâm lý cảnh giác trước Trung Quốc, nếu cứ đeo bám nỗi sợ trung quốc như thế thì thời gian đâu để phát triển kinh tế. Nên nhớ rằng, Trung Quốc là nước xếp thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội, là bạn hàng lớn đối với cả Mỹ, EU, …., được mệnh danh là “công xưởng mới của thế giới”, những thằng chửi Trung Quốc bằng cách gõ bàn phím Trung Quốc, online face bằng điện thoại có linh kiện Trung Quốc, mặc áo quần Trung Quốc sản xuất chắc không nghĩ đến vấn đề đó. Nếu muốn đánh sập nền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc chẳng cần đến lúc “đặc khu kinh tế”, nó chỉ cần đóng biên, thế là ôi thôi bao nhiêu dưa hấu, sầu riêng… lại ùn ứ, lại “giải cứu nông dân”, đám bán hàng oder thì lại rú lên vì hàng bên đấy không về nước được, dân ta sẽ chuyển sang xài xô nhật, chậu Đức, rổ rá Thái Lan với giá đắt gấp hàng chục lần (lên mạng xem 3 tàu lá chuối ở Nhật giá bao nhiêu nhé). Thế nên, bọn ra rả “kinh tế Việt Nam sẽ bị nuốt chửng nếu lập đặc khu” là phi lý.
Đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, Trung Quốc đi lên từ một làng chài

Thứ hai, liên quan đến việc “thuê đất 99 năm”. Ơ hay, đây mới chỉ là dự thảo, còn phải bàn nhiều, chỉnh lý nhiều, qua nhiều vòng mới được duyệt. Mà việc thuê đất ở đây cũng đâu chỉ dành riêng cho Trung Quốc???? các nhà đầu tư nước ngoài còn rất nhiều, Trung Quốc chỉ đứng thứ 9/10 nước có đầu tư lớn nhất ở Việt Nam (đứng đầu là Hàn Quốc), thế nên cứ ra rả thuê đất là TQ thuê hết là thế nào?????? (não trạng có vấn đề). Riêng tại các khu công nghiệp, đều có các doanh nghiệp của nhiều nước, nhiều nhất là Hàn, Đài, Nhật nhé, khổ lắm các con giời! Mà việc anh đi “thuê” khác với việc anh làm chủ nó, các cơ quan nhà nước, Công an, Quân đội Việt Nam vẫn sẽ làm việc như bình thường so với các chỗ khác luôn, trong dự thảo cũng nêu sẽ chỉ ưu đãi về mặt Kinh tế, Cư trú, chứ An ninh, quốc phòng thì lại càng siết chặt. Thế thì “bán đất cho Tàu” ở chỗ nào?
Thứ ba, các anh các chị tìm hiểu, chia sẻ những nguồn tin không chính thống, từ trang face của “Lại Văn Sâm” (của một thằng bán sim dạo fake hàng), đến mấy trang “NKYN”, “Việt Tân”phản động, của một số thằng phản động trên mạng, đúng tinh thần “tay nhanh hơn não”, số đó có hỏi đặc khu kinh tế là gì chắc tịt ngòi, cư dân mạng Việt Nam dễ bị dắt mũi như bò.

Tóm lại, để đất nước phát triển, cần những cuộc cải cách lớn. Lịch sử đã để lại nhiều bài học có giá trị: Chính sách “bế quan tỏa cảng” và từ chối cải cách của Nguyễn Trường Tộ, đã khiến nhà Nguyễn ngày càng thụt lùi và bị Pháp xâm lược; đường dây 500 Kv của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt ngày nào, khi mới đệ trình Quốc hội đã bị đánh giá “không khả thi do Việt Nam không đủ khả năng” (đến giờ thì rõ rồi đó); công cuộc “Đổi mới” của đất nước từ năm 1986 cũng vậy, mọi cuộc lột xác đều phải mạo hiểm, đau đớn.


Một đất nước đã năm lần bảy lượt đánh giặc phương Bắc tan tác, một nhà cầm quyền đã đánh bại cả Pháp, Mỹ và Trung Quốc trong thế kỷ XX, chắc chắn sẽ không bao giờ có những việc vì kinh tế đánh đổi chủ quyền quốc gia. Vấn đề năm ở tâm lý con người, chừng nào chúng ta còn sợ hãi, chừng đó giấc mơ “hóa rồng, hóa hổ” của Châu Á còn xa.
                                                                                                                      Muối.
ĐẶC KHU KINH TẾ VÀ SỰ NGÂY THƠ CỦA MỘT BỘ PHẬN CƯ DÂN MẠNG ĐẶC KHU KINH TẾ VÀ SỰ NGÂY THƠ CỦA MỘT BỘ PHẬN CƯ DÂN MẠNG Reviewed by thuần Việt on tháng 6 07, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Trang chủ. Hình ảnh chủ đề của 5ugarless. Được tạo bởi Blogger.