220 TÀU TRUNG QUỐC NEO ĐẬU TẠI ĐÁ BA ĐẦU (QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA) VÀ ỨNG XỬ KHÔN NGOAN CỦA VIỆT NAM
Câu chuyện biển Đông hay bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam vẫn luôn được viết ra bởi “tác nhân quen thuộc”. Lần này tiếp tục là Trung Quốc, nước này vừa mang 220 “tàu cá” neo đậu xung quanh đá Ba Đầu tại cụm đảo Sinh Tồn với lý do “cùng trú ẩn tránh gió”. Và như thường lệ RFA Tiếng Việt và một số đối tượng lại đăng đàn xuyên tạc, chỉ trích “Việt Nam không có phản ứng gì, Bộ Ngoại giao không lên tiếng dù hành động này cũng chung chung, không ám chỉ rõ ràng điều gì”, đồng thời kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc. Những bài đăng của họ đều có nội dung trái với chủ trương, chính sách của nước ta về Biển Đông, về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Theo những hình ảnh do Philippines công bố mới đây thì tàu dân quân Trung Quốc đã tăng cường hiện diện xung quanh đá Ba Đầu. Trước tình hình đó, Bộ ngoại giao Philippines đã lên tiếng phản đối, Bộ quốc phòng nước này yêu cầu Trung Quốc rút tàu, còn nghị sĩ Teddy Locsin Jr thì lên Twitter tuyên bố “sẽ nổ súng nếu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Philippines”. Ngoài các tuyên bố trên thì Philippines cũng chỉ điều một máy bay ra theo dõi nhóm tàu Trung Quốc. Còn Việt Nam hoàn toàn biết sự hiện diện của 220 “tàu cá” của Trung Quốc xung quanh đá Ba Đầu chứ nhưng chúng ta không lên tiếng là có lý do:
Thứ nhất, đá Ba Đầu nằm trong vùng thềm lục địa kéo dài (350 hải lý) của Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines. Xét theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, chúng ta chỉ có quyền với vùng đáy biển, còn vùng nước và không phận bên trên thì không có quyền. Chúng ta không có đủ cơ sở pháp lý để lên tiếng phản đối nếu tàu Trung Quốc chỉ neo đậu, không tiến hành khai thác đáy biển. Vậy RFA Tiếng Việt muốn Việt Nam lên tiếng kiểu gì đây?
Thứ hai, Ba Đầu được gọi là “đá” hoặc “rạn san hô”, chứ không phải đảo nên nên nó không có vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh mà chỉ có vùng an toàn, tàu thuyền được phép tự do qua lại vô hại. Nếu Trung Quốc hoặc Philippines có động thái cắm mốc, xâm phạm vào rạn đá san hô thì Việt Nam chắc chắn sẽ lên tiếng.
Thứ ba, có vẻ như Trung Quốc hiện muốn duy trì sự kiểm soát trên thực tế đối với bãi đá này thông qua sự hiện diện của số lượng lớn “tàu cá” và để ngỏ khả năng chiếm đóng như một lựa chọn leo thang khi cần thiết, tùy thuộc vào tình hình quan hệ với ASEAN. 220 chiếc tàu được Trung Quốc gọi là “tàu cá” nhưng thực chất đó là tàu dân quân biển. Sự kết hợp giữa “tiên quân” dân quân biển, “trung quân” cảnh sát biển với hải quân là lực lượng bảo vệ cuối cùng còn được gọi là chiến thuật “cải bắp”. Chiến thuật này hữu hiệu đối với những quốc gia có mong muốn đạt được lợi thế về mặt lãnh thổ nhưng lại không muốn đẩy mọi chuyện đi quá xa dẫn tới xung đột nóng. Sự kiện Philippines để mất quyền kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough là ví dụ điển hình và rõ ràng nhất về “tính hiệu quả” của chiến thuật này. Thế nên, với động thái neo đậu tàu xung quanh đá Ba Đầu của Trung Quốc, Việt Nam hết sức cẩn trọng trong từng hành động.
Thứ tư, mặc dù, không lên tiếng phản đối, hô hào trên mạng xã hội như Philippines nhưng theo hình ảnh từ thực địa thì Việt Nam đã đưa hàng trăm tàu ngư dân ra vùng nước xung quanh đá Ba Đầu và cụm đảo Sinh Tồn. Những con tàu này vừa “câu cá” vừa theo dõi, bám sát tình hình và sẵn sàng ngăn cản bất kỳ hành động nào leo thang căng thẳng của Trung Quốc như thay đổi đổi hiện trạng bãi đa, chiếm đá,… Ông bà ta có câu: “sông sâu tĩnh lặng”, ứng xử của Việt Nam trước hành vi của Trung Quốc chậm rãi nhưng rất chắn chắn, tưởng như bình lặng như không có gì xảy ra nhưng thật ra bên trong luôn sẵn sàng đáp trả nhanh, kịp thời những hành động ngang ngược, vượt giới hạn của Trung Quốc. Khôn khéo, thận trọng để chúng ta vừa tránh rơi vào thế đối dầu vừa bảo vệ được chủ quyền và xây dựng phát triển đất nước chứ không phải như Philippines cứ xồn xồn lên rồi để tuột mất bãi cạn Scaborough vào tay Trung Quốc. Đứng trước tình hình căng thẳng ở biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, thậm chí có thể là với Philippines, chúng ta cần những cái đầu tỉnh táo, tránh bị RFA Tiếng Việt dắt mũi, quay ngược lại chỉ trích chính quyền hoặc nghe theo lời kích động biểu tình để rồi vừa tự gây thiệt hại cho chính mình vừa khiến đất nước bất ổn. Các chiến sỹ vẫn đang ngày đêm ngoan cường bám thực địa, điều cần nhất lúc này là lời ủng hộ, khích lệ tinh thần các chiến sỹ chứ không phải khiến họ thêm phân tâm trong hoàn cảnh ngoài khơi nhiều mối nguy hiểm rập rình.
Câu chuyện trước giờ lên máy bay sang làm chính khách nước Pháp lần đầu tiên sau (5/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh có dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng (lúc đó Phó Chủ tịch nước) rằng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở cụ và anh em giải quyết cho. Mong cụ dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Ý rằng, vận nước lúc khó khăn phải lấy điều không đổi ứng phó với vạn điều thay đổi để thực hiện điều không đổi, đó là chủ quyền quốc gia dân tộc. Trải qua 75 năm rồi nhưng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” vẫn là thượng sách “giữ nước” trong bối cảnh hiện nay. Và tất nhiên, chủ trương nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông vẫn là bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Đặng Trường
Không có nhận xét nào: