VỤ ĐỒNG TÂM: SỰ NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT PHẢI ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU


Từ ngày 8/3 đến 10/3/2021, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm theo kháng cáo của 6 bị cáo trong vụ án Giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Số kháng cáo chia làm 2 nhóm, trong đó nhóm Lê Đình Công (SN 1964, bị tuyên án tử hình phiên sơ thẩm), Lê Đình Chức (SN 1980, bị tuyên án tử hình phiên sơ thẩm), Lê Đình Doanh (SN 1988, bị tuyên án tù chung thân phiên sơ thẩm), Bùi Viết Hiểu (SN 1943, bị tuyên án 16 năm tù phiên sơ thẩm) và Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980, bị tuyên án 13 năm tù phiên sơ thẩm) kháng cáo vì cho rằng mức án sơ thẩm tuyên cho mình là nặng, xin tòa phúc thẩm căn cứ các tình tiết để giảm nhẹ hình phạt. 

Riêng bị cáo Bùi Thị Nối (SN 1958, bị tuyên án 6 năm tù phiên sơ thẩm) kháng cáo vì không đồng ý với phán quyết của bản án sơ thẩm.

Khi đọc những cái tên nêu trên, dù muốn hay không thì trong mỗi chúng ta, những ký ức ám ảnh về tội ác của chúng trực tiếp dẫn đến sự hy sinh thương tâm của 3 liệt sỹ Công an nhân dân đang làm nhiệm vụ vào rạng sáng ngày 9/1/2020 lại hiện về. 

Với những hành vi đặc biệt manh động: ném bom xăng, gạch đá hay vô cùng tàn ác như dùng tuýp sắt gắn dao phóng chọc, đẩy xuống hố, liên tiếp đổ nhiều chậu xăng nhằm thiêu sống các chiến sỹ công an. Lê Đình Công chính là kẻ chủ mưu, cầm đầu, phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác, hô hào việc giết công an và tự tay ném nhiều bom xăng, lựu đạn về phía lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, các bị cáo còn lại cũng tích cực tấn công lực lượng thi hành công vụ, trong đó Lê Đình Chức và Lê Đình Doanh chính là những kẻ trực tiếp chọc dao, đẩy xuống hố và đổ xăng liên tục thiêu sống 3 chiến sỹ Công an. Sự quyết liệt, quyết tâm giết người của các bị cáo này không chỉ thể hiện bản chất côn đồ, lưu manh mà còn là minh chứng cho sự cạn kiệt lương tri, dã tâm xấu xa của chúng. Đây đều là những hành vi gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, cần phải loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.


Bị cáo Bùi Thị Nối - "con nuôi" của Kình - chống đối không đeo khẩu trang trước phiên tòa

Cũng phải nói riêng về sự ngoan cố, trơ trẽn của bị cáo Bùi Thị Nối - kẻ giúp sức đắc lực cho nhóm bị cáo cầm đầu với các hành vi như chuẩn bị công cụ, phương tiện (mua xăng, chế tạo bom xăng), đưa bom xăng cho các bị cáo khác ném, cung cấp nhiều thông tin sai lệch vụ việc tại Đồng Tâm để các báo đài phản động, thù địch đưa tin, lăng mạ, đe dọa cán bộ thi hành công vụ,... Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 8/9/2020, nghe theo lời của số luật sư bào chữa "cấp tiến", Nối đã có hành vi gây náo loạn phiên tòa, cụ thể ả đã nhảy lên ghế, xô đẩy cảnh sát hỗ trợ tư pháp và đỉnh điểm là cướp mic để buông ra những lời lẽ cay độc, nhắm thẳng đến thân nhân các liệt sỹ có mặt tại phòng xét xử như "Tao mua xăng để thiêu chết bọn chúng (ám chỉ lực lượng công an làm nhiệm vụ)", "Tao phải dùng bom xăng để bảo vệ nhân loại"... Ả gào thét và thể hiện sự 

vô pháp, hiện thân của sự ngông cuồng, côn đồ, lưu manh. Ngày xét xử sơ thẩm cuối cùng,  sau khi nghe tòa tuyên án, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội, tỏ rõ sự ân hận, mong muốn nhận sự tha thứ của thân nhân các liệt sỹ, sự khoan hồng của pháp luật thì riêng Nối vẫn nhâng nháo, thản nhiên như chẳng có gì. Trong cuộc đời này, con người khác ác quỷ bởi có lương tri và lòng trắc ẩn, nhưng có lẽ với con người như Nối thì những thứ đó quá xa xỉ, chưa thấy, và có lẽ sẽ khó thể thấy được.

Tội ác mà các bị cáo gây ra đã lùi xa hơn một năm nhưng nỗi đau của thân nhân 3 liệt sỹ hy sinh tại Đồng Tâm thì vẫn còn nguyên vẹn. Dòng nước mắt của người cha, người mẹ mất con, người vợ mất chồng, người con mất cha đã lăn và sẽ vẫn lăn dài trên má.

Pháp luật Việt Nam ngoài tính răn đe vẫn luôn có sự khoan hồng với những người biết quay đầu. Nhưng thiết nghĩ, khoan hồng chỉ đúng người, đúng tội, dành cho những người xứng đáng nhận được chính là đảm bảo công bằng xã hội. Sự nghiêm minh phải đặt lên hàng đầu để tội phạm thấy đó mà làm gương, để gian tham nhìn vào mà lùi bước. Sau tất cả, giữa bốn bức tường và những chắn song sắt, các bị cáo có thời gian nhớ lại, tự soi bản thân, cuộc đời mình. Nhận thức được sai lầm và bằng lòng với cái giá phải trả là cách duy nhất tạo ra sự thanh thản sau những tội ác mình gây ra.

VỤ ĐỒNG TÂM: SỰ NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT PHẢI ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU VỤ ĐỒNG TÂM: SỰ NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT PHẢI ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU Reviewed by thuần Việt on tháng 3 10, 2021 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Trang chủ. Hình ảnh chủ đề của 5ugarless. Được tạo bởi Blogger.