VỤ ĐỒNG TÂM: NHỮNG KẺ SÁT NHÂN CÒN XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC HƯỞNG "NHÂN ĐẠO" NÀO HƠN THẾ?

 

Đầu năm 2020, dư luận cả nước rúng động bởi vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”, liên quan đến 29 đối tượng xảy ra tại
thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ngày 07/9/2020 tại Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 29 bị cáo liên quan đến vụ án trên.
Tại phiên tòa, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt về cùng tội “Giết người” đối với 5 bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức cùng mức án tử hình; Lê Đình Doanh bị phạt tù chung thân; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù. 23 bị cáo còn lại bị Hội đồng xét xử tuyên phạt các mức án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù về cùng tội “Chống người thi hành công vụ.”



Phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.


Sau phiên sơ thẩm, trên Internet và các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều luận điệu xuyên tạc xoay quanh bản án này của các đối tượng phản động. Trong đó nổi trội là luận điệu tuyên truyền bản án này đối với các bị cáo là “bản án vô nhân đạo”.

“Vô nhân đạo” hay không có lẽ những người trong cuộc hiểu rõ vấn đề nhất. 19/29 đối tượng gây nên vụ án Đồng Tâm đã được chuyển từ tội
“Giết người” sang tội “Chống người thi hành công vụ”. Thay vì tất cả 29 đối tượng phải nhận bản án tử hình thì nay có 19 đối tượng giữ được mạng sống, được trao cơ hội hoàn lương. Đặc biệt là bị cáo Lê Đình Doanh, một trong những người xây dựng, thực hiện âm mưu tổ chức nên vụ “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” cùng với Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Đáng lẽ ra Lê Đình Doanh phải nhận mức án tử hình như cha và chú của bị cáo nhưng VKS đã đề nghị toà tuyên phạt Doanh tù chung thân. Tại phiên tòa, VKS đã nêu rõ: “Bị cáo Lê Đình Doanh được xác định góp tiền mua xăng, chuẩn bị tuýp sắt. Rạng sáng 09/01, bị cáo đã tham gia tích cực khi ném bom xăng, gạch đá. Bị cáo là người đổ xăng ra chậu để bị cáo Chức hắt xuống hố nơi 3 cảnh sát rơi xuống. Bị cáo còn châm lửa để thiêu 3 cảnh sát. VKS thấy, hành vi của Doanh đặc biệt nghiêm trọng, có nhân thân rất xấu (cướp tài sản, trộm cắp, tiêu thụ) nhưng không lấy đó làm bài học bản thân. Xét giai đoạn điều tra, thành khẩn, Doanh còn là con của bị cáo Công – người bị đề nghị tử hình. VKS thấy không cần thiết phải loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội, cho bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời. Nếu là “vô nhân đạo” thì Lê Đình Doanh sẽ không bao giờ thoát án tử.

Huống hồ, bản án dành cho 29 đối tượng liên quan đến vụ Đồng Tâm là bản án đúng theo Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Nó không chỉ đúng người, đúng tội mà hơn cả nó còn thể hiện được tính nhân đạo, sự khoan hồng của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, các luận điệu xuyên tạc của các đối tượng, trang tin chống phá cũng không thể làm sai lệch đi bản chất của sự việc cũng như bản án do tòa án đã tuyên.


VỤ ĐỒNG TÂM: NHỮNG KẺ SÁT NHÂN CÒN XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC HƯỞNG "NHÂN ĐẠO" NÀO HƠN THẾ? VỤ ĐỒNG TÂM: NHỮNG KẺ SÁT NHÂN CÒN XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC HƯỞNG "NHÂN ĐẠO" NÀO HƠN THẾ? Reviewed by thuần Việt on tháng 3 02, 2021 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Trang chủ. Hình ảnh chủ đề của 5ugarless. Được tạo bởi Blogger.